LÝ LUẬN VĂN HỌC
I. Hiện thực – Tác giả
1. Hiện thực
-
Hiện thực tác động đến tác giả, dù ít hay
nhiều, và sẽ được thể hiện qua tác phẩm văn học của tác giả ấy
-
Nhận định: Ăngghen đã đánh giá Bandắc: “Bandắc
mô tả toàn bộ lịch sử của xã hội Pháp, trong đó ngay cả những chi tiết về kinh
tế…tôi đã học tập được nhiều hơn trong tất cả sách của các nhà sử học, các nhà
kinh tế học, các nhà thống kê chuyên nghiệp cộng lại.”
2. Tác giả
-
Dẫu theo chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa
lãng mạn, người viết vẫn cần phải bám vào đời sống, để cây bút luôn chấm từ
nghiên mực cuộc đời
-
Nhận định:
“Bài
thơ anh làm một nửa mà thôi
Còn
một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái
xào xạc hồn anh chính là xáo xạc lá
Nó
không là anh nhưng nó là mùa”
(Sổ
tay thơ – Chế Lan Viên)
-
Không cần phản ánh toàn bộ cuộc sống, vì đó
là nhiệm vụ của sử học, người cầm viết cần chắt lọc những gì tinh túy nhất, nổi
bật nhất của hiện thực ấy và đưa nó vào tác phẩm của mình
-
Nhận định : “Văn học phản ánh hiện thực
nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà
văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động,
giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng,
thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn sinh động…thể hiện những vấn đề có
ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người” (LLVH)
-
Phải có một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm để
nhận ra từng rung động nhỏ nhất của cuộc sống; mở lòng mình ra để cảm nhận cuộc
đời
-
Nhận định:
+ “Thơ
chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” –
Tố Hữu
+ “Sống đã rồi hãy viết,
hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân.” –
Nam Cao
II. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
a.
Cái tâm
-
Tác giả phải liên tục tìm tòi, khám phá những
điều mới mẻ, nhìn những cái đã cũ dưới một góc nhìn mới
-
Nhận định: “Công việc của nhà văn là
phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của
sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức.” (Thạch Lam)
-
Nhà văn không được phép dễ dãi, hởi hợt với
tác phẩm của chính mình
-
Nhận định: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề
gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là
đê tiện.” (Nam Cao)
-
Tác giả phải lắng nghe những tiếng của hàng
triệu con người ngoài kia, dù giàu sau hay nghèo khổ, dù cao quý hay thấp kém và
phản ánh nó, trân trọng nó
-
Nhận định: “Nghệ thuật không phải là
ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có
thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” (Nam Cao)
-
Tác giả chỉ đưa vào tác phẩm những cảm xúc
khi những cảm xúc đó đã thật sự chín muồi
+
“Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy
và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung. Khi đó tôi viết.” (Lecmôntop)
+
“Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng,
không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ.” (Tố
Hữu)
-
Tác giả ký thác vào trong tác phẩm văn học
tất cả những tâm tư, tình cảm và đặc biệt là tư tưởng của mình
+ “Nghệ
sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi
vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đẹp một phần của mình góp vào
đời sống chung quanh” (Nguyễn Đình Thi)
b. Cái tài
-
Phải biết dùng sao cho đúng chữ, đúng chỗ,
đúng thời điểm
-
Nhận định:
+ “Làm
thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ.” (Maiacopxki)
+ “Ở
đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập
ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên
ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy
nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết
sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào
phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng
đơ thấp khớp” (Nguyễn Tuân)
+ “Đối
tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có 1 từ để biểu hiện nó.” (Môpat
xăng – Pháp)
-
Nhà văn phải sáng tạo, phải có con đường riêng,
phải hướng đến phong cách của riêng mình
-
Nhận định:
+ “Cái
quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái giọng
riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người
nào khác.” (Tuốc – ghê – nhép)
+ “Nghệ
thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi phải có phong cách, tức là
phải có nét gì đó rất mới, rất riêng thể hiện trong tác phẩm của mình.”
(Nguyễn Tuân)
-
Tác giả cần xây dựng được nhân vật, tình
huống đặc sắc
-
Nhận định:
+ “Tình
huống là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người
thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)
+ “Nhân
vật trong tác phẩm của một thiên tài thật sự nhiều khi thật hơn cả con người
ngoài đời bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta
thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên
khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian.” (LLVH)
+ “Phải
đẩy tới chóp đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra.” (Heghen)
+ Chi
tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm.” (Pauxtopxki)
-
Một tác phẩm mà chỉ có những bài học luân
lí, triết lí về đời người thì chỉ là những dòng văn khô khan. Tác giả phải thể
hiện những tư tưởng đó qua những sáng tạo nghệ thuật, để thu hút người đọc đến
với tư tưởng ấy
-
Nhận định: “Như một hạt giống vô hình,
tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ và từ mảnh đời màu mở ấy nó triển khai thành
một hình thức xác định, thành các hình tượng nghệ thuật đầy vẻ đẹp và sức sống.” (Bêlinxki)
2. Tác phẩm
a.
Giá trị nội dung
i.
Giá trị nhân đạo
-
Là giá trị cơ bản của TPVH
-
Cảm thông sâu sắc với số phận, nỗi đau, bất
hạnh, bi kịch
-
Nâng niu, trân trọng nét đẹp về ngoại hình,
tài năng, ước mơ và tâm hồn con người
-
Lên án, tố cáo hiện thực XH
-
Lòng tin vào khả năng vươn dậy
-
Tin tưởng rằng sự tốt đẹp luôn tồn tại
trong mỗi con người
ii.
Giá trị hiện thực
-
Phản ánh hiện thực đời sống của thời đại đó
-
Nói lên quan điểm của tác giả
b. Chức năng văn học
i.
Nhận thức
-
Văn học cho biết con người tổ chức, xây dựng,
phá hoại đời sống ra sao, làm gì, nghĩ gì trong mọi quan hệ người với tự nhiên,
xã hội và với chính nó. Bởi vậy như những bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống, văn
học có thể cung cấp vô số về thiên nhiên, XH. Có thể tìm thấy biết bao cuộc đời,
mảnh đời, số phận to nhỏ trong các tác phẩm, nhận biết rất nhiều điều sâu sắc,
mới lạ, độc đáo.
-
VD: Suy nghĩ thầm kín của nàng Kiều khi rơi
vào tay Mã Giám Sinh, khi ở lầu Ngưng Bích,…
ii.
Giáo dục
-
Mang cái đúng, cái tốt, cái đẹp, văn học có
tác dụng khách quan là có thể tác động vào đời sống tinh thần lý trí, tình cảm
của con người
-
VD:
+
Kinh Thi rất
chú ý giáo dục lễ giáo
+
Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu
+
Lĩnh Nam chích quái – Vũ
Quỳnh, Kiều Phú
iii.
Giao tiếp
-
Nghĩa là phải nói ra với đời, với người về
những gì đang chất chứa trong lòng, phải giao tiếp, giãi bày
-
Nhận định: “Nghệ thuật là một trong những
phương tiện giao tiếp giữa người với người. Bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào
cũng đều làm công việc khiến cho người cảm thụ tham gia vào việc giao tiếp với
người đã hoặc đang sản sinh ra nghệ thuật cũng như với tất cả những ai cùng một
lúc với anh ta, trước hoặc sau anh ta đã cảm thụ hoặc sẽ cảm thụ ấn tượng nghệ
thuật của anh ta” (L. Tônxtôi)
III. Độc giả
·
Tiếp nhận văn học
a.
Định nghĩa
-
Là quá trình chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng,
thẩm mỹ của TPVH
-
Quá trình hòa mình vào tác phẩm, rung động
và đắm chìm trong đấy
-
Là hoạt động tích cực của người đọc (= trí
tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa) nhằm biến văn bản thành thế giớ nghệ
thuật trong tâm trí mình
b. Nhận định
-
“Văn học không quan tâm đến những câu
trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và
những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào.” (Ciaudio
Magris – Nhà văn Ý)
-
“Mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn”
– Thạch
Lam
IV. Cuộc sống
-
Tác giả đưa diện thực vào trong tác phẩm, ảnh
hưởng đến độc giả và khiến độc giả tác động lại chính hiện thực ấy, tạo nên một
vòng lặp vô tậm trong nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng
-
Nhân định: “Cuộc đời là nơi xuất bản,
cũng là nơi đi tới của văn học.” (Tố Hữu)
Nhận xét
Đăng nhận xét