CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - Nguyễn Dữ


~ Trích Truyền kì mạn lục ~

 “Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời của nàng Vũ Nương. Vũ Nương, quê Nam Xương, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, được gả cho Trương Sinh, một người vốn có tính đa nghi. Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà, Vũ Nương hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ và cáng đáng chuyện gia đình. Những ngày ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Nương, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Sau này, Trương Sinh nhận ra nỗi oan khuất của vợ, nhưng đã quá muộn. Vũ Nương được Linh Phi cứu, sống tiếp đời mình ở chốn thủy cung. Tới khi gặp được Phan Lang, là người cùng làng, nàng tâm sự cùng Phan Lang rồi nhờ gửi lời cho chồng lập đàn giải oan ở bến sông thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc lát rồi mờ nhạt dần mà biến đi mất.”

I.              Truyền kì

1.     Đặc trưng

-         Có yếu tố kì ảo
-         Có cốt lõi từ văn học dân gian
-         Mượn yếu tố kì ảo làm phương tiện truyền tải

2.     Nguyên tắc

-         Bám sát và so sánh với truyện dân gian
-         Yếu tố kì ảo phụ thuộc vào yêu cầu lịch sử thời bấy giờ và truyền thống thẩm mỹ của dân tộc

3.     Các giai đoạn

-         X – XIV: Đã xuất hiện dưới dạng:
+       Truyện dân gian
+       Lịch sử dân tộc/tôn giáo
+       Phát triển mờ nhạt

→ Đặt nền móng cho truyền kì sau này

-         XIV – XVII:
+       Phát triển đỉnh cao, nhiều tác phẩm đặc sắc
+       Không còn ma quỷ, anh hùng, thay đó là con người
+       Có 2 dạng: Người tri thức và người phụ nữ
-         XVII – XIX: Đi xuống và kết hợp với truyện ngụ ngôn
-         Sau XIX: Biến mất hoàn toàn, nhường chỗ cho truyện ngắn

II.        Tìm hiểu chung

1.                 Tác giả

-         Quê Hải Dương, là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm
-         Sống vào nửa đầu thế kỉ XVI
-         Học rộng, tài cao, bất mãn với thời cuộc nên chỉ làm quan 1 năm rồi lui về ở ẩn
→ Là người vô cùng tài năng, lấy cảm hứng từ thời cuộc

2.                 Tác phẩm

a.      Truyền kì mạn lục

-         Nhan đề: Ghi chép tản mạn những câu chuyện kì lạ được lưu truyền
-         Gồm 20 truyện bằng chữ Hán
-         Đề tài: khai thác các truyện cổ dân gian trong lịch sử
-         Nhân vật chính: người phụ nữ bất hạnh (11 truyện), người trí thức bất mãn với thời cuộc (6 truyện)

b.      Chuyện người con gái Nam Xương

-         Chuyện thứ 16 trong 20 truyện
-         Nguồn gốc: Truyện dân gian “Vợ chàng Trương”
-         Chủ đề:
+       Đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ
+       Xót xa nhưng bi kịch và cuộc đời đau khổ của con người

3.                 Bố cục

-         3 phần:
+       1. Cuộc sống hôn nhân, sự xa cách và phẩm hạnh của Vũ Nương
+       2. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
+       3. Cuộc sống dưới thủy cung, Vũ Nương được giải oan

III.   Tìm hiểu văn bản

1.                 Nhân vật Vũ Nương

a.      Phẩm chất

Nguyễn Dữ đặt Vũ Nương vào các hoàn cảnh khác nhau để minh chứng phẩm chất của nàng

-         Sống với cha mẹ:
+       Thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
+       Trăm lạng vàng


→ Sự đánh giá cao của xã hội thời ấy cho Vũ Nương

-         Trong cuộc sống hôn nhân
+       Giữ gìn khuôn phép
+       Không để vợ chồng thất hòa

→ Sống đoan trang, đúng mực, lấy hạnh phúc gia đình làm trọng và rất hiểu tính chồng

-         Chồng đi lính
+       Tiễn chồng:
§  Không giống những người phụ nữ phong kiến khác, Vũ Nương đặt hạnh phúc lên đầu, không mong công danh mà chỉ hi vọng chồng sống trở về
§  Là một người rất sâu sắc, hiểu và xót xa những khó khăn chồng sắp phải trải qua
§  Lo lắng hết lòng cho chồng, nỗi nhớ tha thiết dù chồng chưa ra khỏi cửa.
§  Sợ rằng dù có viết thư cũng không thể gửi hết nỗi tâm tình

→ Lời nói của Vũ Nương khiến mọi người vô cùng cảm động, thể hiện tình yêu da diết của nàng dành cho chồng

+       Khi xa chồng:
§  Nỗi buồn góc bể chân trời
§  Giữ gìn một tiết
§  Ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót

→ Luôn thương nhớ chồng, giữ gìn phẩm hạnh và rất thủy chung

§  Sinh Đản
§  Đảm nhiệm vai trò của cả người mẹ và cha

→ Làm tròn trách nhiệm của một người mẹ

§  Hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật
§  Lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn
§  “Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”
→ Thể hiện sự hiếu thảo của người con dâu và được mẹ chồng khen ngợi

Vũ Nương đã làm vô cùng tốt mọi việc của một người mẹ, người vợ và người con dâu

-         Khi chồng trở về:
+       Bày tỏ tấm lòng → Không được tin tưởng → Đau đớn và thất vọng vô cùng
+       Khẳng định rằng nàng luôn đặt hạnh phúc gia đình lên hàng đầu
+       Lần thứ nhất: “Thiếp vốn con kẻ khó…một mực nghi oan cho thiếp”: Hạ mình cầu xin, nói về thân phận mình, gợi tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng
+       Lần thứ hai: “Thiếp sở dĩ nương tựa…núi Vọng Phu kia nữa”: Cay đắng, đau khổ vì bị đối xử bất công, bị mắng nhiếc, bị đánh đuổi. Giãi bày quan niệm hạnh phúc gia đình, bộc bạch suy nghĩ về nghĩa vợ chồng
+       Lần thứ ba: “Kẻ bạc mệnh này…phỉ nhổ”: Lời nguyền giữa trời đất cam đoan sự trong sạch, đánh cược tính mạng cùng lời thề. Thế nhưng, Trương Sinh không nghe, Vũ Nương đành tự trẫm mình xuống sông Hoàng Giang để bảo toàn danh dự
-         Ở chốn “làng mây cung nước”
+       Ban đầu: giọng điệu oán hận
+       Lúc sau: “úa nước mắt” khi nhắc đến chồng, đến quê hương
→ Vẫn còn nặng lòng
+       “một chút son phấn”: không vui dù quần áo lộng lẫy, tiệc tùng cả ngày
+       Ở thủy cung, Vũ Nương có hai tâm trạng:
§  Buồn rầu vì nhớ chồng con, nhớ quê hương
§  Khát khao được rửa oan

è Vũ Nương là khuôn vàng thước ngọc của người phụ nữ thời phong kiến

b.      Số phận bi kịch

-         Bị đối xử tàn nhẫn: Bị ruồng rẫy bởi người mình yêu thương nhất
-         Không có tiếng nói trong gia đình: Trong XH trọng nam khinh nữ, nàng không được tin tưởng
-         Bị đẩy tới bước đường cùng

Sự tuyệt vọng đắng cay, bị dồn vào bước đường cùng của Vũ Nương chính là thân phận điển hình của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến

2.                 Nguyên nhân bi kịch

a.      Trực tiếp

-         Lời nói ngây thơ của Đản

b.      Gián tiếp

-         Tính đa nghi của Trương Sinh (nhà giàu mà thất học, cách cư xử thô lỗ, hồ đồ, mù quáng và vũ phu)
-         Trương Sinh hoàn toàn không tôn trọng vợ, không cho vợ cơ hội minh oan
-         Hắn tự cho mình quyền chồng, quyền người giàu, quyền làm mọi thứ

c.      Các nguyên nhân khác

-         Sự bất bình đẳng trong hôn nhân (giàu/nghèo) (nam/nữ)
-         Các lễ giáo hà khắc của XH
-         Sự tàn bạo của chiến tranh

3.                 Đặc sắc nghệ thuật

a.      Giá trị hiện thực

-         Phản ánh hiện thực đời sống
+       Hiện thực chiến tranh phong kiến phi nghĩa:
§  Đẩy người phụ nữ trở thành chinh phụ, phải khánh vác cả gia đình, một mình nuôi con, trải qua tuổi thanh xuân trong cô đơn (Liên hệ - Chinh phu ngâm)
§  Người dân là người chịu thiệt nhiều nhất
+       Những lễ giáo khắc nghiệt thời phong kiến
§  Đẩy Vũ Nương vào một cuộc sống không hạnh phúc
§  Đẩy Vũ Nương tới con đường cùng – tự sát

b.      Giá trị nhân đạo

-         Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ thời phong kiến

+       Con gái: Thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
+       Vợ:
§  Giữ gìn khuôn phép, phẩm tiết
§  Nhớ thương chồng khi đi xa
§  Lo lắng cho từng bước đi của người ở nơi chiến trận
§  Luôn luôn thủy chung suốt 3 năm
§  Đặt hạnh phúc gia đình lên đầu
+       Mẹ:
§  Chăm sóc con chu đáo
§  Gánh vác cả trách nhiệm của người cha
+       Con dâu:
§  Chăm sóc khi mẹ ốm
§  Lo liệu ma chay tế lễ đầy đủ
§  Thậm chí được mẹ chồng khen, công nhận

-         Xót xa cho số phận bi kịch của Vũ Nương

+       Bị đối xử tàn nhẫn
+       Không có tiếng nói trong gia đình
+       Bị đẩy tới đường cùng, phải lựa chọn cái chết

-         Tức giận, lên án hiện thực xã hội:

+       Bất công trong hôn nhân
+       Trương Sinh vũ phu, thô lỗ, cư xử mù quáng
+       Chiến tranh tàn bạo, chia cắt vợ - chồng, cha mẹ - con cái
+       Những lễ giáo khắc nghiệt đẩy Vũ Nương tới mức đường cùng

c.      So sánh

-         Cốt truyện:
+       Đoạn Vũ Nương đùa với con, chỉ cái bóng và bảo là cha được đưa về sau
+       Cho người đọc góc nhìn của Trương Sinh, cho câu chuyện thêm kịch tính, hấp dẫn. Và khi Trương Sinh vỡ òa thì cả người đọc cũng vỡ òa theo
+       Chi tiết tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại mang giá trị lớn

-         Đoạn dưới thủy cung:
+       Hoàn thiện nhân phẩm Vũ Nương
+       Khẳng định: “Sai lầm là không thể sửa chữa”
+       Khiến cho Trương Sinh thêm hối hận, day dứt
+       Tăng thêm bi kịch của người phụ nữ phong kiến
+       Tăng tính hấp dẫn của câu chuyện

→ Hạnh phúc con người, đặc biệt là hạnh phcú gia đình, rất khó để có được và càng khó hơn để bảo vệ và giữ gìn chúng

-         Miêu tả, khắc họa tâm lý nhân vật:
+       Người mẹ
§  Nói với Trương Sinh
·        Không trọng công danh, đặt tính mạng con lên đầu
·        Quan niệm của Nguyễn Dữ về quan trường: “Quan cao tước lớn nhường để người ta”
§  Nói với Vũ Nương
·        Đồng cảm với nàng vì từng là vợ, là mẹ
·        Công nhận nỗ lực, tiếp thêm sức mạnh cho nàng
·        Mong mỏi cho nàng một tương lai tốt đẹp
+       Trương Sinh:
§  Sau 3 năm chiến đấu, Trương Sinh mệt mỏi
§  Thế giới quan vì chiến tranh mà trở nên đen tối
§  Nỗi đau mất mẹ như một đòn đánh vào tâm lý
§  Sự tan hoang, trống rỗng trong lòng
§  Tính hồ đồ, mù quáng sẵn có

→ Tất cả như một hòn đá đè nặng lên lòng Trương Sinh, khiến chàng không còn đủ sáng suốt để xem xét sự việc

+       Vũ Nương
§  Lời nói
·        Thể hiện sự thương nhớ dành cho chồng
·        Diễn biến tâm lý khi van xin: càng lúc càng rơi vào tuyệt vọng
§  Hành động
·        “tắm gội chay sạch”, “ngửa mặt lên trời mà than”
·        Chứng tỏ rằng đó không phải là một hành động bồng bột, 1 hành động trong lúc quẫn trí
·        Báo hiệu rằng cái chết của mình là 1 tiếng kêu oan, một lời cầu xin với trời
→ Đối với người phụ nữ phong kiến, để chứng minh sự trong sạch của mình, không còn cách nào khác ngoài cái chết.

d.      Yếu tố kì ảo

-         Tuyến truyện Phan Lang, Linh Phi
+       Quan niệm dân gian “Ở hiền gặp lành”
+       Hình ảnh thủy cung xa hoa, tráng lệ và cuộc sống sung sướng
+       1 thế giới không có thực → Con người khó có thể tìm được hạnh phúc ở thế giới thực

→ Ước mơ của Nguyễn Dữ về lẽ công bằng trong XH, con người tốt cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng

-         Vũ Nương trở về:
+       Long trọng, hoành tráng, rực rỡ và lung linh
+       Khẳng định rằng Vũ Nương đã được đền đáp xứng đáng
-         Vũ Nương biến mất: Hạnh phúc của Vũ Nương chỉ ở một nơi kì ảo, còn hạnh phúc của nàng ở hiện thực không thể chạm tới được, niềm mong muốn của nàng là hạnh phúc gia đình suốt bao nhiêu năm sẽ không bao giờ có được nữa

e.      Nghệ thuật

-         Kết hợp giữa tự sự và biểu cảm
-         Sử dụng điển tích, điển cố, thành ngữ, các câu văn biền ngẫu

→ Tạo nên 1 cách kể riêng cho câu chuyện

IV.   Tổng kết

-         Qua câu chuyện cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm thể hiện niềm cảm thương với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ
-         Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình

V.         Nhận định

1.      “Tương tự văn tự sự trung đại, nội dung Chuyện người con gái Nam Xương nặng về động tác, nhẹ về khắc họa nội tâm và miêu tả chi tiết.” - Văn Tâm

2.      “Từ việc Trương Sinh lập đàn tràng, ta nhận ra một nghịch lí trong cuộc sống. Người được coi là thùy mị, nết na như Vũ Nương, khi đối mặt với thử thách không có ý thức vượt qua, trái lại đã trở nên vô cảm và tàn nhẫn. Còn một người ít học, vũ phu như Trương Sinh, khi xảy ra sai lầm đã có ý thức sửa mình, sẵn sàng vượt qua bản thân để hướng tới điều tốt đẹp. Phải chăng tác phẩm đang nhắc chúng ta phải có cái nhìn khách quan trong việc đánh giá nhân vật?”

3.      “Cái chết của Vũ Nương là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, tối tăm” - Bùi Duy Tân, Trịnh Thu Tiết

4.      “Bi kịch của Vũ nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình” - Nguyễn Khắc Phi

5.      “Bằng tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã thổi vào nhân vật một sức sống lạ kỳ; mỗi nhân vật là một số phận, một vận mệnh riêng với tư cách là “một con người cá nhân chịu trách nhiệm trước những việc mình làm” - Nguyễn Đăng Na

6.      “Như vậy là nàng Vũ chết đã hơn 500 năm, mà xem chừng cuộc sống và cái chết của nàng chưa phải là hết chuyện để nói” - Trần Thị Bích Hà

7.      “Rõ ràng câu chuỵện Người con gái Nam xương đã cho người đọc thấy thế nào là cái mong manh vô cùng mong manh của hạnh phúc đàn bà muôn nơi muôn thuở” - Nguyễn Đình Chú

8.      “Tuy nhiên, công bằng mà xét, cái bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng” - Nguyễn Đăng Na

9.      "Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo"


10. “Nguyễn Dữ trở thành người “mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn trong văn học trung đại Việt Nam” - Nguyễn Đăng Na










Nhận xét